Pages

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

Với 7 triệu đồng có nên mua bộ dàn Nhật cũ?

Các anh chị chơi âm thanh cho em xin hỏi, trong khoảng 7 triệu đồng thì mua được bộ dàn nghe nhạc nào? Em xem các diễn đàn thấy mọi người hay mua bộ dàn Nhật cũ nên em đang định mua một ampli Nhật bãi, ghép với loa bookshelf cũng cũ luôn.

Mong anh chị tư vấn em giúp.

Hoang Gia Phuc

Giaphuc042012@....

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Thủ tướng Malaysia 'không nói nên lời' khi gặp robot Sophia

Hội nghị Beyond Paradigm Summit 2019 do Serba Dinamik Holdings tổ chức năm nay tại Malaysia có sự xuất hiện của một nhân vật đặc biệt: robot Sophia. Cỗ máy hình người do Hanson Robotics (Hong Kong) sản xuất này cũng đã có dịp diện kiến Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad và khiến ông bất ngờ.

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad (bên trái) và robot Sophia (bên phải). Ảnh: The Star.

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad (bên trái) và robot Sophia (bên phải). Ảnh: The Star .

Theo The Star , ông Mahathir dường như không thể nói gì ngay lần đầu gặp Sophia. Cuối cùng, cô robot này mở lời trước. "Tôi hy vọng không quá muộn để chúc mừng ngài vì đã quay lại và trúng cử, cũng như chúc sinh nhật tuổi 94", Sophia nói. "Tôi nhớ mình chỉ mang theo một món quà. Tôi sẽ phác họa chân dung của ngài".

Robot này sau đó vẽ chân dung của Mahathir. Trong khi đó, Thủ tướng Malaysia hết sức thích thú và bắt đầu đặt một số câu hỏi. "Bạn có biết về nhiệm kỳ Thủ tướng đầu tiên của tôi bắt đầu khi nào không?", ông hỏi. "Nhiệm kỳ Thủ tướng đầu tiên của ông bắt đầu vào năm 1981", Sophia đáp.

"Bạn và những robot hiện nay khác nhau chỗ nào? Bạn có mơ về một thế giới, nơi robot và con người sống hòa hợp với nhau hay không", ông Mahathir hỏi tiếp. "Không giống với các robot khác, tôi được thiết kế với các tính năng như con người để tương tác và xây dựng mối quan hệ tốt hơn với mọi người", robot nói. "Khi không nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, tôi đi khắp thế giới để gặp mọi người".

Sophia được Hanson Robotics kích hoạt lần đầu tiên vào 14/2/2016, có thể biểu cảm khuôn mặt với hơn 50 sắc thái khác nhau. Ngày 25/10/2017, Sophia được Saudi Arabia cấp quyền công dân và trở thành robot đầu tiên trên thế giới được trao chứng nhận này. Robot này cũng từng đến Việt Nam vào 13/7/2018, tham dự Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 tại Hà Nội với tư cách khách mời.

Bảo Lâm (theo SCMP )

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Google hủy dự án gây tranh cãi tại Trung Quốc

"Chúng tôi đã chấm dứt Dự án Chuồn chuồn (Project Dragonfly)", Karan Bhatia, Giám đốc điều hành Google nói với Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ. Đây là xác nhận công khai đầu tiên của "gã khổng lồ" công nghệ về việc hủy kế hoạch phát triển công cụ tìm kiếm dành riêng cho thị trường Trung Quốc.

Google nhiều lần muốn quay lại thị trường Trung Quốc bằng phiên bản tìm kiếm tùy chỉnh.

Google nhiều lần muốn quay lại thị trường Trung Quốc bằng phiên bản tìm kiếm tùy chỉnh.

Dự án Chuồn chuồn được khởi động từ 2017, trong đó Google sẽ làm riêng một trình tìm kiếm tùy chỉnh và tuân thủ luật kiểm duyệt Internet nghiêm ngặt của Trung Quốc, theo Intercept . Công cụ này dự kiến ra mắt vào cuối năm ngoái nhưng sau đó bị hoãn do vấp phải nhiều phản ứng.

Cuối 2018, Google gián tiếp thừa nhận sự tồn tại của Dự án Chuồn chuồn. Trong khi đó nhân viên của công ty phản đối. Lokman Tsui, Trưởng bộ phận Tự do biểu đạt khu vực châu Á Thái Bình Dương tại Google, gọi công cụ kiểm duyệt của Google là "một ý tưởng tồi tệ, một động thái ngu ngốc".

Hồi giữa 2006 và 2010, Google đã duy trì phiên bản kiểm duyệt của công cụ tìm kiếm tại Trung Quốc. Thời điểm đó, hãng đã vấp phải chỉ trích nghiệm trọng của Mỹ về việc thuân thủ hoàn toàn chính sách của Trung Quốc. Các thành viên của Ủy ban Quốc tế Mỹ đã gọi Google là "một công cụ của chính phủ Trung Quốc".

Năm 2000, Google rút khỏi Trung Quốc do chính sách kiểm duyệt Internet tại đây. Công cụ tìm kiếm bản địa Baidu nổi lên và chiếm tới 72% thị phần tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Bảo Anh (theo BBC )

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Vỡ mộng làm giàu từ YouTube

Ở thời kỳ đỉnh cao, Hồng Ngân (Thanh Xuân, Hà Nội) sở hữu một đội hơn 20 nhân viên, hàng ngày sản xuất video để đăng lên kênh YouTube của mình với hàng triệu lượt đăng ký (subscriber). Có tháng, cô thu được hàng chục nghìn USD, vừa để trả lương nhân viên, vừa đầu tư mở thêm kênh, lại mua nhà, mua xe... Tự nhận mình thức thời vì biết "đứng trên vai người khổng lồ", Ngân đã có cơ ngơi đáng mơ ước ở tuổi 26.

Tuy nhiên, "gã khổng lồ này" không phải lúc nào cũng "dễ tính" để cho những người như Ngân thỏa sức kiếm tiền.

YouTube - trang web chia sẻ video do 3 nhân viên cũ của PayPal tạo nên vào tháng 2/2005 và được Google mua lại 1,65 tỷ USD tháng 11/2006 - đang được giới trẻ cho là một kênh kiếm tiền từ nội dung video nhanh và dễ nhất.

YouTube - trang web chia sẻ video do 3 nhân viên cũ của PayPal tạo nên vào tháng 2/2005 và được Google mua lại 1,65 tỷ USD tháng 11/2006 - đang được giới trẻ cho là một kênh kiếm tiền từ nội dung video nhanh và dễ nhất.

Đầu năm 2018, YouTube thay đổi chính sách kiểm duyệt nội dung và phân phối quảng cáo, dẫn đến hàng loạt kênh làm về nội dung cho trẻ em trên khắp thế giới bị mất khả năng kiếm tiền, nặng hơn là xóa kênh. Hệ thống này cũng bắt buộc các kênh phải có trên 4.000 giờ xem trong 12 tháng trước và 1.000 lượt subs mới có thể bật tính năng kiếm tiền. Trong tình cảnh đó, giải pháp duy nhất của các đội sống nhờ Youtube là mua lại các kênh có sẵn để có thể mang về doanh thu nhanh, duy trì đội ngũ nhân viên sáng tạo. Tuy nhiên, đây cũng là bước ngoặt khiến Ngân điêu đứng một năm sau đó.

Vì nhiều lý do, YouTube ngày càng làm khó với các kênh trong hệ thống của Ngân. Có thời điểm, mỗi tuần hệ thống của cô bị khóa một kênh hàng trăm nghìn lượt subs. Đó là cú sốc quá lớn với một người vốn coi Internet là mảnh đất màu mỡ và chưa từng gặp thất bại. Cuối tháng 4 vừa qua, Ngân đã quyết định giải tán tất cả, cắt gần hết nhân sự, thanh lý máy móc, chỉ giữ lại một vài người chủ chốt và duy trì làm một kênh "sạch" với nội dung lành mạnh để chờ thời cơ đến, dù khả năng kiếm tiền là rất thấp.

Trong nhóm những người làm Youtube tại Việt Nam, Vũ Đăng vừa đăng bán bộ thiết bị quay phim của mình. Số tiền đầu tư máy quay, ống kính, chân máy, thẻ nhớ lên tới hơn 40 triệu đồng, cùng 5 tháng bỏ việc về quê làm video mà chưa thu được đồng nào. Giờ đây, Đăng phải thanh lý cả bộ máy với giá bằng nửa. Trong bài đăng của Đăng, rất nhiều "đồng nghiệp" cũng vào chia sẻ cảnh ngộ.

Với Ngân và Đăng, làm YouTube không cho "quả ngọt" như mong muốn. Nhưng với nhiều bạn trẻ, cái danh "YouTuber" vẫn đang có sức hút mãnh liệt và đây còn được coi là một nghề thời thượng - vừa làm vừa chơi mà vẫn ra tiền. Thực tế, để biến video trên YouTube thành một kênh kiếm tiền chính, người tham gia phải đánh đổi rất nhiều.

Theo thống kê của TheNextWeb đầu năm 2018, 96,5% số vlogger trên thế giới không thể kiếm đủ tiền để vượt qua mức "chuẩn nghèo". Còn để lọt vào top 3% dẫn đầu, kênh YouTube phải đạt tối thiểu 1,4 triệu lượt xem mỗi tháng.

Không dừng lại ở đó, khi đã đủ điều kiện và trở thành một đối tác của YouTube để kiếm tiền, chủ kênh sẽ phải liên tục ra video, video sau sáng tạo hơn video trước để giữ "người hâm mộ", cũng như nhận thêm những ưu tiên từ hệ thống. Điều này dẫn đến một áp lực vô hình khủng khiếp. Michelle Phan - chuyên gia trang điểm người Mỹ gốc Việt sở hữu kênh YouTube dạy trang điểm với 9 triệu lượt theo dõi - đã phải từ bỏ việc làm video vì gặp phải các vấn đề về tâm lý, hay mới đây nhất là streamer nổi tiếng Việt Nam - PewPew - quyết định giải nghệ "để có một cuộc sống bình thường" là những minh chứng rõ ràng nhất về áp lực từ kiếm tiền trên nền tảng này.

Ngoài ra, nhằm thỏa mãn người xem cũng như muốn gây sốc để nổi tiếng nhanh, nhiều YouTuber trẻ đã bất chấp luật pháp và thuần phong mỹ tục tạo ra những nội dung phản cảm hay bạo lực. Đây là mầm mống khiến YouTube phải thay đổi chính sách liên tục và bản thân cộng đồng nhà sáng tạo bị ảnh hưởng theo.

Theo Đức Thắng, kỹ thuật viên tối ưu hóa kênh của một Multi Channel Network (MCN - Mạng đa kênh) có trụ sở chính tại TP HCM, việc người dùng sử dụng YouTube như một kênh kiếm tiền chính là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, không phải cứ đăng video lên là sẽ có tiền về. Chủ kênh cần có những nội dung mang lại giá trị cho người xem, ra video đều đặn và xác định đã "chơi" là phải tuân thủ luật của YouTube.

Theo một người làm Youtube lâu năm, chỉ số CPM (Cost Per 1000 impressions) tại Việt Nam khoảng 0,3 USD. Nghĩa là, các nhà sáng tạo sẽ kiếm được 300 USD (khoảng 7 triệu đồng) nếu đạt một triệu lượt xem từ Việt Nam, chưa kể phải chia 20-50% doanh thu nếu tham gia MCN để kiếm thêm người xem.

Nhưng để đạt được một triệu lượt xem, ngoài yếu tố may mắn, người làm YouTube phải mất rất nhiều thời gian để sáng tạo nội dung, mua sắm thiết bị, quay dựng video, cạnh tranh với hàng nghìn kênh mới được tạo ra mỗi ngày. Và hơn cả, phải tuân thủ luật chơi từ YouTube - vốn chưa ổn định và liên tục thay đổi.

Lưu Quý

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Nokia làm điện thoại 'cục gạch' chạy Android

Mẫu featurephone của Nokia có trợ lý ảo Google Assistant và trình duyệt Chrome.

Mẫu featurephone của Nokia có trợ lý ảo Google Assistant và trình duyệt Chrome.

Thương hiệu Phần Lan vừa để lộ mẫu điện thoại mới trên Internet. Điểm đáng chú ý, đây không phải là một smartphone Android thông thường như hàng loạt mẫu Nokia gần đây mà là featurephone với thiết kế dạng thanh, bàn phím số như điện thoại "cục gạch" truyền thống của Nokia.

Máy có màn hình rất nhỏ, không cảm ứng nhưng bên trong lại có các ứng dụng quen thuộc của hệ điều hành Android như trình duyệt Chrome, ứng dụng YouTube cũng như trợ lý ảo Google Assistant. Bên cạnh đó, thanh thông báo và giao diện ứng dụng Chrome, YouTube cũng cho thấy các đặc trưng trên Android.

Giao diện nhỏ nhưng vẫn cho thấy các đặc trưng như ứng dụng trên Android.

Giao diện nhỏ nhưng vẫn cho thấy các đặc trưng như ứng dụng trên Android.

Tên gọi và thời điểm ra mắt của mẫu điện thoại cục gạch chạy Android của Nokia vẫn chưa có.

Sau nhiều năm sử dụng và gặp thất bại với nền tảng Windows Phone, Nokia chuyển sang bắt tay với Google Android từ cuối 2016, cùng thời điểm thương hiệu điện thoại Phần Lan được HMD Global thâu tóm lại từ Microsoft. Tính đến 2019, Nokia đã có hàng chục model sử dụng hệ điều hành Android từ dòng giá rẻ cho tới cao cấp. Tuy nhiên, trên các mẫu điện thoại cơ bản featurephone, hãng vẫn sử dụng nền tảng quen thuộc do mình tự phát triển.

Tuấn Anh (theo 9tomac )

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

 
------------------- ---------------------------