Pages

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

Bác sĩ Hà Lan ra tòa vì trợ tử cho bệnh nhân

Đây là lần đầu tiên một bác sĩ phải ra tòa liên quan đến vấn đề trợ tử kể từ khi Hà Lan hợp pháp hóa việc này năm 2002.

Bác sĩ về hưu 68 tuổi Christian A., tiêm thuốc an thần và trợ tử cho bệnh nhân mất trí nhớ, nhưng trong quá trình tiêm bệnh nhân tỉnh dậy. Các công tố viên cho rằng bác sĩ đã không thực hiện đủ quy trình chuẩn bị. Họ không đề nghị án phạt gì, nhưng muốn đưa sự việc ra xét xử để làm rõ các khía cạnh pháp lý liên quan.

Hà Lan là quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa an tử. Ảnh: Ethics.

Hà Lan là một trong số ít quốc gia hợp pháp hóa an tử nên nhiều người đến đây để được chết theo ước nguyện. Ảnh: Ethics .

Bệnh nhân bị Alzheimer từ năm 2012, từng viết văn bản bày tỏ mong muốn được trợ tử và quyền quyết định thời điểm qua đời khi vẫn còn có khả năng. Khi bà cụ được đưa vào nhà dưỡng lão, bác sĩ quyết định trợ tử cho bà theo ý nguyện này. Alzheimer là bệnh sa sút trí tuệ, người bệnh dần lâm tình trạng mất trí nhớ.

Kể từ khi vào nhà dưỡng lão, bệnh nhân không còn khả năng biểu đạt rõ ràng. Có ngày bà nói đến việc muốn an tử đến 20 lần, nhưng cũng có lúc nói về mong muốn sống.

Vào ngày đã định, bệnh nhân được uống cà phê pha thuốc an thần và mất dần ý thức. Tuy nhiên, trong khi bác sĩ đang tiêm thuốc trợ tử thì bà tỉnh thức, được vợ chồng cô con gái giữ yên trong lúc quá trình tiêm thuốc trợ tử diễn ra. Công tố viên xác định "bệnh nhân đã có dấu hiệu kháng cự trong suốt quá trình trợ tử", và lẽ ra bác sĩ nên thảo luận rõ ràng hơn với bệnh nhân trước khi thực hiện quá trình tiêm thuốc trợ tử.

"Câu hỏi quan trọng trong trường hợp này là bác sĩ nên tiếp tục điều trị cho bệnh nhân bị sa sút trí tuệ trong bao lâu nếu người này trước đó đã yêu cầu được an tử khi còn sáng suốt", công tố viên Sanna van der Harg cho hay.

Bác sĩ phản biện sự tỉnh dậy chỉ là phản xạ tự nhiên của con người. Gia đình bệnh nhân ủng hộ ý kiến của bác sĩ. Con gái bệnh nhân nói bác sĩ đã giải thoát linh hồn của mẹ mình khỏi "nhà tù của bệnh tâm thần".

Hà Lan là một trong số ít quốc gia hiện nay cho phép trợ tử - công nhận quyền được chết của một người. Nhiều người ở các nước không cho phép trợ tử đã đến Hà Lan để được chết êm ái.

Thu Hương (Theo BBC )

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2019

Vòng đeo đầu giúp ngủ sâu

Thiết bị được một công ty điện tử Hà Lan sản xuất, thiết kế giống như một dải buộc đầu với một số cảm biến ở phía trán để đo hoạt động của não bộ và xác định các giai đoạn ngủ của người sử dụng.

Khi phát hiện những dấu hiệu trong cơ thể bao gồm giảm nhịp tim, thở chậm hơn và căng cơ, thiết bị sử dụng thuật toán kích hoạt âm thanh white noise (tiếng ồn trắng giúp ngủ ngon) thông qua tai nghe tích hợp. Âm thanh này sẽ làm tăng biên độ của các sóng não, giúp bạn vào giấc nhanh chóng và ngủ sâu hơn.

Bên cạnh đó, thiết bị được kết nối với một ứng dụng trên điện thoại thông minh giúp theo dõi chất lượng giấc ngủ mỗi đêm của người dùng. Từ những dữ liệu đó, chúng sẽ phân tích và đưa ra lời khuyên để cải thiện chu kỳ ngủ.

Ảnh: New Atlats

Pin của sản phẩm nằm ở phía trước nên sẽ gây chút khó khăn cho những người có thói quen nằm sấp khi ngủ. Ảnh: New Atlats

Theo nhà sản xuất, những âm thanh nhịp nhàng phát ra ở nhiều tần số khác nhau được chứng minh là đủ yên tĩnh khiến thời gian ngủ sâu kéo dài hơn, bạn sẽ không cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy vào sáng hôm sau. Khoảng 70% người dùng tham gia nghiên cứu lâm sàng trong hai tuần cho thấy có nhiều tác động tích cực về giấc ngủ sau khi sử dụng thường xuyên.

Giá thiết bị 399 USD (khoảng 9,4 triệu đồng).

Cẩm Anh (Theo New Atlas )

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Thế giới người điên

Khoảng 3h sáng, tại khu phòng bệnh của Bệnh viện Tâm thần An Định, Bắc Kinh, bệnh nhân Lý Phụng Anh 86 tuổi trút hơi thở cuối cùng. Nhân viên cửa hàng tang lễ mang đến một tấm khăn liệm. Ngay sau đó, thi thể của bà quấn trong tấm khăn này được chuyển tới nhà xác của Bệnh viện Jishuitan (Tích Thủy Đàm).

Năm 2005, bà Lý Phụng Anh nhập viện với chứng bệnh tâm thần phân liệt. Lần nhập viện này kéo dài tới 14 năm. Bà không có cơ hội "về thăm nhà". Cho đến khi qua đời, bà vẫn chưa có cơ hội nói lời từ biệt cuối cùng với con gái và chồng mình. Bà không biết cuộc sống, sinh mệnh của mình từ lâu đã bị gia đình từ bỏ.

Tại bệnh viện An Định, mỗi khi bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy hiểm, cửa hàng tang lễ sẽ được liên hệ ngay lập tức. Bệnh nhân cũng phải ký vào giấy cam kết "từ chối chuyển viện, chấp nhận mọi kết quả có thể xảy ra".

Sự ra đi trong cô quạnh của bà Lý Phụng Anh không phải là trường hợp cá biệt. Tại khu phòng bệnh của bệnh viện có khoảng gần 800 bệnh nhân nội trú, 20% trong số này tuổi đã cao, nằm viện lâu dài. Thời gian của một bệnh nhân ở lâu nhất là hơn 20 năm. Phần lớn bệnh nhân nằm viện lâu dài ở đây đã không có cơ hội về nhà, qua đời là cách thức duy nhất để họ có thể bước chân ra khỏi bệnh viện.

Đối với gia đình của các bệnh nhân này, sự ra đi của họ có lẽ chính là một sự giải thoát.

Y tá đang hỏi thăm bệnh nhân tâm thần. Ảnh: Xinhua

Y tá đang hỏi thăm bệnh nhân tâm thần. Ảnh: Xinhua

Không giống như các bệnh thông thường khác, bệnh nhân tâm thần thường khiến cho người ta muốn xa lánh. Theo dữ liệu từ trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, số bệnh nhân tâm thần nước này đã vượt quá 100 triệu, trong đó người bị tâm thần phân liệt hơn 6,4 triệu.

Bệnh viện An Định là một trong những bệnh viện chuyên khoa điều trị bệnh tâm thần ở thủ đô, hàng ngày khám chữa cho khoảng 1.500 bệnh nhân ngoại trú. Nhiều bệnh nhân đến đây mang tâm thế không dễ dàng chấp nhận bản thân có vấn đề về thần kinh.

Ngày 14/7, một người chồng đang giữ chặt vợ mình, kéo cô vào khu phòng điều trị ngoại trú của bệnh viện. Trong lúc anh đăng ký lấy số khám bệnh, cô vợ đã nhanh chóng chạy ra khỏi phòng. Anh chỉ có thể quay người đuổi theo, dùng hết sức lực bảo vệ để vợ đừng làm chuyện dại dột. Người vợ không hiểu nổi hành động của anh, cô ngồi bệt xuống đất, la hét, gào khóc...

"Những cảnh tượng như vậy diễn ra hàng ngày tại đây", bác sĩ Khương Đào - Trưởng khoa của bệnh viện An Định cho biết. Anh đã quen với điều này từ rất lâu rồi. Một tuần ba ngày tại phòng khám, ngồi đối diện anh là các bệnh nhân với đủ thứ bệnh về tinh thần khác nhau. Sau khi chẩn đoán, bệnh nhân đủ điều kiện sẽ được sắp xếp nhập viện điều trị.

Khu phòng bệnh của bệnh viện tâm thần là một khu vực tương đối khép kín. Vì lý do an toàn, các cửa sổ bên ngoài chỉ có thể mở một vài cm. Từ phòng bệnh nhìn ra thế giới bên ngoài, khoảng cách chưa đến 50 mét nhưng phải qua hai lớp cửa. Các nhân viên y tế cẩn thận giữ chìa khóa, bất cứ ai ra vào cũng phải khóa cửa.

Trong thế giới đó, một ngày bắt đầu và kết thúc đều bằng việc uống thuốc. Có những bệnh nhân một ngày phải uống 6 viên thuốc.

Các bác sĩ cho biết những bệnh nhân rối loạn tâm thần sau khi được chữa trị khỏi, tâm tính sẽ ổn định, không gây hại cho xã hội. Không phải tất cả bệnh nhân rối loạn tâm thần đều có khuynh hướng bạo lực, ước tính chỉ khoảng 10 đến 20%.

Theo bác sĩ Khương Đào, vấn đề phục hồi chức năng cho các bệnh nhân tâm thần không được ủng hộ từ mọi người. Các yếu tố như gia đình vứt bỏ, xã hội kỳ thị... khiến một số bệnh nhân phải ở lại bệnh viện đến hết cuộc đời. Cái chết, với họ thật ra là sự giải thoát.

Hồng Tuyết (Theo X inhua )

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Ánh trăng của những đứa trẻ trọc đầu

Trong căn phòng nhỏ 8 m2 chỉ đủ kê một chiếc giường và một cái tủ, bé Lê Thị Thùy Linh đang nằm vẽ tranh. Cô bé 5 tuổi bị ung thư xương, phát hiện cách đây hơn hai tháng. Đây là Tết trung thu đầu tiên trong đời của em, lại đón trung thu trong hoàn cảnh có khối u to ở chân phải và những con sốt hoành hành.

Hai tháng nằm viện, khuôn mặt Linh xọp hẳn đi, cân nặng từ 17 kg chỉ còn 11 kg. Em không thể đi lại nên chiếc xe lăn là bạn đồng hành. Bà Sen, bà ngoại em, đã ngoài 70, cho biết, bố bỏ đi khi em còn nhỏ, mẹ từ đó cũng bị trầm cảm. Một mình bà nuôi Linh và anh trai của em năm nay học lớp 5 nên kinh tế cũng kiệt quệ dần. Gia đình ở Nghệ An, hiện bà phải thuê trọ ở Hà Nội để bé điều trị ngoại trú.

"Tất cả tâm sức và của cải của tôi đều dành hết cho Linh, chỉ mong cháu có thể khỏe lại", bà nói.

Linh ở giai đoạn ung thư di căn nên tiên lượng rất xấu. Khối u to dần lên từng ngày. "Nhiều đêm liền, cháu không ngủ được. Giờ tôi cũng chỉ mong được ngày nào thì cảm ơn ngày đấy mà thôi", bà Sen nói.

Tết trung thu
 
 
Tết trung thu

Bà cháu Linh về phòng trọ uống thuốc, tranh thủ nghỉ ngơi để có đủ sức khỏe tham dự đêm trung thu ở bệnh viện K. Video: Thùy An.

Cũng có con nhỏ mắc ung thư xương, chị Nguyễn Thị Hạnh, 34 tuổi ở Hà Nam, đang bận rộn cho cô con gái nhỏ ăn bữa tối để kịp giờ đi phá cỗ. "Dù trong đầu chẳng còn tâm trạng mà nghĩ đến trung thu nhưng thấy con háo hức nên tôi cũng chiều", chị Hạnh nói.

Bé Trương Khánh Linh, 6 tuổi phát hiện bệnh từ đầu tháng sáu. Ban đầu, Linh kêu đau mỏi và nhức chân, gia đình nghĩ con đang tuổi lớn hoặc do chạy nhảy nhiều. Cơn đau ngày càng nặng, gia đình đưa bé đi khám. Kết quả tại viện Đại học Y Hà Nội, Bạch Mai không đổi, bác sĩ kết luận Linh có khối u ác trong xương. Hiện tại, chân phải của Linh không thể đi lại, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào mẹ.

"Ngày biết tin con bị ung thư, tôi sụp đổ hoàn toàn còn gia đình thì xáo trộn", anh Cường, bố Khánh Linh nói. Anh làm công việc tự do, còn chị Hạnh là công nhân, lương "ba cọc, ba đồng".

Cô bé chuẩn bị đón năm học mới thì đổ bệnh. Nằm trên giường bệnh, Linh nói nhỏ bên tai mẹ:"Con sẽ nói với chị Hằng rằng con ước được dự lễ khai giảng, được đến trường đi học và bố mẹ không còn vất vả vì con nữa".

Khánh Linh và mẹ tham gia đêm trung thu tại bệnh viện, em được tặng một chiếc xe lăn từ câu lạc bộ thiện nguyện. Ảnh: Thùy An

Khánh Linh và mẹ tham gia đêm trung thu tại bệnh viện K, được tặng một chiếc xe lăn. Ảnh: Thùy An.

Đêm hội Trăng rằm do Bệnh viện K3, Tân Triều, tổ chức đêm 10/9 có hơn 1.000 bệnh nhi cùng thân nhân tham gia. Các bé hào hứng vẽ tranh, xem biểu diễn văn nghệ, rước đèn, phá cỗ cùng chú Cuội, chị Hằng. Những bé bệnh nặng, không thể xuống sân bệnh viện vui chơi được các y bác sĩ phát quà tận giường. Anh Nguyễn Đức Hà, chủ tịch câu lạc bộ thiện nguyện tham gia chương trình chia sẻ: "Trẻ nhỏ ung thư chịu rất nhiều thiệt thòi nên cần được quan tâm và chăm sóc đặc biệt".

Các em nhỏ và gia đình cùng quây quần bên nhau. Anh Quang 38 tuổi, bố của một bệnh nhi, nói đây là năm thứ hai bé đón trung thu ở viện. "Nhìn con cười đùa cùng bạn bè, nỗi xót xa trong tôi cũng vơi đi phần nào", anh nói.

Nhiều em bé vừa được phẫu thuật cắt bỏ chân phải truyền dịch, trên tay vẫn đeo kim truyền, mải mê theo dõi rồi cười sảng khoái với các tiết mục trên sân khấu. Bé Trương Khánh Linh được tặng chiếc xe lăn từ câu lạc bộ thiện nguyện, giúp em đi lại dễ dàng.

"Con tưởng năm nay không được đón trung thu nữa vì không thể đi lại", Linh ngồi trên xe lăn nói. "Trung thu làm con không còn nghĩ mình bị ung thư và quên đi mùi thuốc".

Thùy An

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019

30 phút cho một bữa bún cá

Nguyên liệu:

- Cá quả (nếu không có cá quả, bạn có thể dùng cá trắm, cá rô nhưng cá quả vẫn là ngon nhất).

- Cà chua, hành hoa, thì là, cần nước, me.

- Gia vị gồm dầu ăn, mắm, muối, bột canh, mì chính, đường (chỉ một chút xíu).

- Bún.

Chế biến:

Cá quả làm sạch, cắt khúc mỏng khoảng 2 cm. Riêng đầu và đuôi có thể để khúc lớn. Đổ dầu vào chảo, chờ dầu sôi thì cho cá vào rán. Nên để lửa liu riu và ngập dầu thì cá sẽ chín vàng và giòn. Riêng hai khúc đầu và đuôi chỉ rán qua rồi nấu cùng nồi nước dùng.

Trong khi bếp vẫn để lửa nhỏ để rán cá, bạn chuẩn bị một nồi nước vừa đủ, cho đầu và đuôi cá vào nấu cùng cà chua và me. Có thể cho một chút gia vị như mắm, muối, đường vào trước để ngấm vào cá. Bột canh và mì chính có thể nêm trước khi ăn. Nước sôi, vặn lửa nhỏ, nấu thêm để vị ngọt của cá phôi ra nước.

Khi cả chảo rán và nồi nước dùng đều đã được nấu với lửa nhỏ, bạn có thể tranh thủ nhặt rau. Rau rửa sạch, cắt đoạn ngắn khoảng 5 cm, hành và thìa là thái nhỏ khoảng 3 mm.

Chần bún với nước sôi. Trình bày bún, rau và cá ra bát, sau đó múc nước dùng.

Tất cả công đoạn chế biến chỉ lấy của bạn chưa đầy 30 phút để có một bữa bún rất ngon cho cả nhà.

IMG-3028-JPG-3571-1407376402.jpg

Bài và ảnh: Hà Nhung

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

2 món ngon giàu dinh dưỡng cho người già

Nguyên liệu:

- Thịt bò 100 g.

- Một trái thơm (dứa) chín.

- Một củ hành tây.

- Một muỗng súp t ỏi băm.

- Hành lá, rau cần, một muỗng súp tỏi băm, dầu, đường, nước mắm, muối, tiêu… mỗi thứ một ít.

2-mon-ngon-giau-dinh-duong-cho-nguoi-gia

Thơm xào thịt bò.

Cách chế biến:

- Thịt bò thái lát mỏng ướp với chút đường, muối, tiêu, dầu ăn, để 15 phút cho thấm.

- Thơm gọt vỏ, bỏ hết mắt, chẻ làm 4, bỏ lõi rồi xắt miếng vừa ăn.

- Củ hành tây lột vỏ, rửa sạch, xắt múi

- Hành lá, rau cần lặt rửa sạch, xắt khúc ngắn.

- Bắc chảo phi dầu tỏi thơm cho thịt bò vào xào với lửa lón. Thịt chín thì trút ra dĩa.

- Rửa sạch chảo bắc lại lên bếp để phi tỏi cho vàng. Trút thơm vào xào qua. Cho thêm củ hành vào xào chung. Nêm vừa ăn.

- Chờ cho thơm và củ hành chín rồi trút thịt bò, cần, hành lá vào đảo đều nhắc xuống.

- Khi ăn cho tất cả ra dĩa, rắc tiêu lên.

Canh mướp nấm rơm bún tàu

Nguyên liệu:

- Thịt heo nạc 100 g.

- Hai trái mướp khía.

- 30 g nấm rơm.

- 30 g bún tàu.

- Hành lá, ngò, dầu, đường, nước mắm, muối, tiêu… mỗi thứ một ít.

2-mon-ngon-giau-dinh-duong-cho-nguoi-gia-1

Canh mướp nấm rơm bún tàu.

Cách chế biến

- Thịt heo băm hoặc xay nhuyễn, ướp với chút nước mắm, tiêu, đầu hành lá băm.

- Nấm rơm gọt chân, ngâm nước muối loãng, cắt đôi.

- Mướp gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng xéo vừa ăn.

- Bún tàu ngâm nước cho mềm rồi cắt khúc.

- Hành ngò lặt rửa sạch, xắt nhỏ.

- Bắc nước đủ dùng, nấu cho sôi. Vo thịt thành từng viên rồi cho từ từ vào nồi. Chờ nước sôi lại trút nấm rơm, mướp vào nấu chín. Nêm vừa ăn. Sau đó cho bún tàu vào nấu sôi, nhắc xuống, rắc thêm hành, ngò, tiêu.

Thi Trân

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Khó thở, ho khạc coi chừng phổi tắc nghẹn mạn tính

Ông Huấn cùng người thân đến Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, khám phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), ngày 14/9. Gần đây, ông thường xuyên phải nhập viện vì lên cơn khó thở nặng.

Bác sĩ Chu Thị Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết ông Huấn là một trong rất nhiều bệnh nhân mắc COPD tự ý điều trị hoặc bỏ dở điều trị, không tuân thủ phác đồ của bác sĩ. "Điều này khiến bệnh trở nặng, gây ra những cơn đợt cấp, khó thở dẫn đến tử vong", bác sĩ Hạnh nói.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường thở tiến triển ngày càng nặng dần. Hút thuốc là nguyên nhân thường gặp nhất gây bệnh. Bên cạnh đó là các tác nhân ô nhiễm môi trường, khói đốt trong nhà do đun nấu củi, than đá, tiếp xúc khói, bụi, hóa chất nghề nghiệp... COPD có thể dự phòng và điều trị, song người bệnh khó cách ly hoàn toàn khỏi các yếu tố nguy cơ này.

Bệnh nhân khám phổi tắc nghẹn mạn tính tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Lê Nga.

Bệnh nhân khám phổi tắc nghẹn mạn tính tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Lê Nga.

Bệnh phát triển khá âm thầm, những triệu chứng lâm sàng của bệnh thường dễ gây nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác như khó thở, ho mạn tính hoặc tăng tiết đờm. Chỉ khi có những cơn đợt cấp, khó thở nặng, người bệnh mới đi khám và phát hiện bệnh.

Người mắc bệnh giai đoạn đầu thường có biểu hiện ho, khạc đờm kéo dài, khó thở. Sang giai đoạn sau, bệnh nhân ở thể nặng hơn, khó thở thường xuyên hơn, khi gắng sức nhẹ hoặc liên tục. Tình trạng của bệnh nhân có thể xấu đi khi mắc phải các đợt kịch phát.

"Đa số bệnh nhân khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, tắc nghẽn đường thở tiến triển nặng khiến việc điều trị khó khăn, tốn kém", bà Hạnh nói. Thậm chí, khi biết bệnh nhưng bệnh nhân không tuân thủ điều trị, dùng sai thuốc giữa thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng, sử dụng kỹ thuật bình xịt, hút sai dẫn đến hiệu quả chữa bệnh thấp.

Bệnh nhân COPD khi lên cơn đợt cấp sẽ dẫn đến khó thở nặng, phải đặt nội khí quản, thở máy ngay. Ngoài ra, họ thường mắc phải tình trạng đi kèm như suy nhược, suy giảm chức năng cơ xương, hội chứng chuyển hóa, loãng xương, trầm cảm và ung thư phổi.

Phổi tắc nghẽn mạn tính xếp thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong toàn cầu. Tại Việt Nam, hơn 4% dân số trên 40 tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chủ yếu ở nam giới. Nhiều người bệnh phải thở máy.

Bác sĩ Hạnh cho biết kiểm soát liên tục và tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định điều trị từ bác sĩ là rất quan trọng. Bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc, bỏ điều trị, cần tái khám đầy đủ. Ngoài ra, người bệnh không được hút thuốc, tránh tiếp xúc với bụi, khói, tránh hoạt động thể lực quá sức và đặc biệt là giữ môi trường sống trong lành, duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Lê Nga

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

 
------------------- ---------------------------