Pages

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

Tưởng viêm họng hóa đỉa ký sinh

Sáng 4/9, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang đã nội soi thanh quản bệnh nhân bằng ống cứng gây tê, gắp ra con đỉa dài khoảng 7 cm vẫn còn sống.

Bệnh nhân cho biết 10 ngày trước đã uống nước ở suối khi đi rừng, ba ngày sau cảm thấy vướng ở cổ họng, ho lẫn máu kèm khàn tiếng, có lúc mất hẳn giọng. Nghĩ viêm họng thông thường, anh tự đi mua thuốc về uống nhưng không bớt.

Bác sĩ Nguyễn Minh Thanh, khoa Tai mũi họng, cho biết các dấu hiệu khi đỉa ký sinh rất dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như viêm phế quản, giãn phế quản, lao phổi, do bệnh nhân ho máu dai dẳng tái phát từng đợt. Đỉa chỉ được phát hiện khi nội soi tai mũi họng.

Con đỉa được gắp ra khỏi thanh quản bệnh nhân. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.

Con đỉa được gắp ra khỏi thanh quản bệnh nhân. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.

Hầu hết trường hợp bị đỉa, vắt ký sinh trong cơ thể thường sống ở miền núi, hay sử dụng nước suối, nước sông. Đỉa thuộc họ giun đốt, có mút ở 2 đầu và miệng để hút máu. Thông thường đỉa vào cơ thể theo đường mũi, miệng, khi vào kích thước nhỏ nhưng hút máu vật chủ thì lớn rất nhanh.

Khi vào cơ thể, đỉa thường bám ở thanh quản, hầu, mũi, họng, thực quản hoặc ở niệu đạo, bàng quang, bộ phận sinh dục của con người... Tại các bộ phận này, đỉa sẽ hút máu và có thể gây các biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn dẫn đến xuất huyết, ho khạc ra máu.

Nếu đỉa bám ở vùng nông, bác sĩ dùng ống soi để gắp ra. Đỉa bám vào ở sâu trong các bộ phận cơ thể, phải gây tê và dùng dụng cụ chuyên dùng để gắp. Chúng chui ở quá sâu, bác sĩ buộc phải mổ bệnh nhân để bắt đỉa.

Thu Hiền

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

 
------------------- ---------------------------